Sự nghiệp Nicholas xứ Cusa

Tóm tắt chung

Nicholas xứ Cusa là một người đa tài, có nhiều cống hiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các tác phẩm của Nicholas đều được bắt nguồn từ thực tiễn. Nhưng việc lý thuyết và thực hành không thống nhất với nhau đã khiến ông cảm thấy thấy vọng. Ông muốn gắn kết những trí thức đón nhận Thương đế với thế giới, con người với giáo hội. Không đạt được kết quả bằng hành động, ông dùng lý thuyết triết học, nhưng nó lại chẳng đem lại bình yên gì cho ông. Thế giới không như ông nghĩ, ông thực sự không hề biết điều này và những hệ quả từ nó.

Những nghiên cứu

Triết học[2]

Điều làm nên sự nổi bật cho triết học của Nicholas đó là sự ngu dốt trí thứcsự trùng hợp ngẫu nhiên của những cái đối lập. Ông có một tuyên bố rằng ông là tác giả của hai khái niệm này. Tuyên bó này có vẻ không có cơ sở. Nói về sự trùng hợp ngẫu nhiên của những cái đối lập, ta có thể khẳng định rằng chí ít những mầm mống về khái niệm này đã có từ thời đại của Plato, một nhà triết học của Hy Lạp cổ đại. Còn cái gọi là sự ngu dốt trí thức đã được đặt tên bởi Augustine xứ Hippo. Thế nên, nếu có thấy tầm quan trọng của suy nghĩ của Nicholas về hai khái niệm thì cũng chỉ chắc chắn rằng ông là người phát triển chúng mà thôi.

Đến đây, chúng ta sẽ hỏi: Có điều gì đáng nói ở Nicholas?. Câu hỏi này có một câu trả lời mà nửa phản của nó có thể gây ra nhiều người bất ngờ: Gần như là được nói hết. Nhưng chớ vội kết luận rằng chẳng có gì để nói về tư tưởng của Nicholas ở đây cả. Nửa kia của câu trả lời đó là: Hai khái niệm này chỉ đúng về cách diễn đạt ngôn ngữ đơn thuần chứ chưa đúng về mặt tư tưởng. Và đây chính là công việc mà Nicholas xứ Cusa làm để tạo nên sự độc đáo của riêng mình.

Nhìn vào tư tưởng của Nicholas xứ Cusa khi ông suy nghĩ về sự ngu dốt tri thức và sự trùng hợp ngẫu nhiên của những cái đối lập, có thể tóm tắt nền tảng của ông qua các ý sau đây:

  • Thứ nhất, suy tư lan man và cái hữu hạn: Theo suy nghĩ của Nicholas, khi suy tư, con người phải làm hai việc. Thứ nhất, làm sao để phân biệt cái này với cái khác và thứ hai, so sánh chúng như thế nào và nếu so sánh thì dựa trên những tiêu chuẩn ra sao. Từ việc suy tư như vậy, con người sẽ rơi vào thế lưỡng phân. Và bản thân của tiêu chuẩn cũng có sự khác biệt so với thẩm định, cụ thể là khi có quá nhiều cái khác biệt thì chẳng có tiêu chuẩn (biểu trưng cho tuyệt đối) nào có thể áp đụng được mà chỉ có thẩm định (biểu trưng cho tương đối) mới hữu dụng.
  • Thứ hai, vượt qua sự hữu hạn: Con người vốn là sinh vật biết suy tư và khi suy tư thì suy tư rất nhiều. Chẳng thế mà không có sự hữu hạn nào có thể làm vừa lòng chúng ta. Đây là lúc chúng ta vươn xa hơn đến cái vô hạn. Chúng luôn muốn làm điều đó.
  • Thứ ba, hạn từ chung giữa vô hạn và hữu hạn: Liệu có điều đó hay không? Câu trả lời là không. Con người không thể nào đạt tới cái vô tận, theo Nicholas, dù cho chúng ta tiến lên mạnh mẽ như thế nào trong sự hữu hạn. Và cũng theo ông, giữa vô hạn và hữu hạn có một sự gián đoạn. Sự gián đoạn này là một cái hố mà chúng ta không thể vượt qua.
  • Thứ tư, ngu dốt trí thức và sự trùng hợp ngẫu nhiên của những cái đối lập. Đây có lẽ là ý quan trọng nhất trong tư tưởng triết học của Nicholas, thứ mà đang nói đây. Nó là sự tổng hợp của ba lý lẽ và mở đường để dẫn đến ý cuối cùng (ý sau đây). Nội dung của ý này đó là, vô hạn là cái chúng ta không thể vượt qua, nhưng lại là cái xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta. Cái vô hạn này không thể được giải thích bởi lý trí rời rạc, thứ mà chúng ta có thể dùng đề giải thích cái hữu hạn. Đến đây, một khái niệm xuất hiện: sự ngu dốt trí thức, đơn giản là không phải sự trống rỗng mà là được phát triển trong tư duy. Yếu tố làm nên sự ngu dốt này chính là sự trùng hợp ngẫu nhiên của những cái đối lập. Đây là phương pháp chủ yếu và có lẽ là duy nhất tồn tại trong sự ngu dốt trí thức. Nó chấp lý trí rời rạc, nó đưa ra kinh nghiệm logic để giải quyết vấn đề.
  • Thứ năm, bức tường giữa vô hạn và hữu hạn. Thực ra ý này chỉ là ý phát triển của ý thứ ba. Nếu nhìn vào ý thứ ba, chúng ta thấy là Nicholas có đề cập đến cái gián đoạn. Cái gián đoạn đó chính là bức tường mà chúng ta nói tới. Theo Nicholas, con người không thể trèo qua bức tường này để tới sự vô hạn. Đơn giản là chúng ta không thể đến được thế giới của thánh thần.

Thiên văn học

Phát biểu đáng chú ý nhất của Nicholas về thiên văn học đó là Trái Đất không ở trung tâm của vũ trụ. Đồng thời, ông cũng đề cập đến sự sống ngoài Trái Đất.

Các tác phẩm[2]